Việt Nam có một nền kinh tế sôi động, đang phát triển nhanh nhất Châu Á. Việt Nam có một dân số có học vấn, đầy nghị lực và trẻ trung đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tiêu dùng. Việt Nam có một nền doanh nghiệp sản xuất đang lớn mạnh cần tìm nơi bán sản phẩm ra thế giới.
Khi Wal-Mart bước vào một cộng đồng – một tỉnh thành, một địa hạt, hay toàn bộ một ngành công nghiệp – tác động luôn đầy kịch tính. Và tác động ấy luôn là một hỗn hợp giữa tốt và xấu – tốt cho người tiêu dùng và người mua sắm nhưng xấu cho những cửa hàng sẵn có, tốt cho hiệu quả của các nhà máy và sản xuất, nhưng nguy hiểm cho các hãng cung cấp nào đã nhường quá nhiều quyền kiểm soát cho Wal-Mart, tốt cho chuyện tạo thêm việc làm nhưng thường là gây hại cho tinh thần làm việc hay cho hại môi trường.
Quy mô và quyền lực phi thường của Wal-Mart sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn. Chỉ cần bán được hàng một lần cho Wal-Mart, một công ty Việt Nam có thể tiếp cận được toàn bộ thị trường Mỹ. Nhưng quy mô và quyền lực của Wal-Mart cũng đồng nghĩa là một mình Wal-Mart thường cầm chịch cho cả nền kinh tế tiêu dùng, không chỉ ở nước Mỹ mà khắp thế giới. Wal-Mart định ra luật lệ – cho dù bạn ở ngàng may mặc, đồ chơi hay giày dép. Wal-Mart ấn định giá cả và nhịp độ làm việc. Và trong vai trò người tiêu dùng, người kinh doanh hay quan chức chính quyền, dù muốn dù không bạn phải theo luật của Wal-Mart nếu muốn chơi cùng.
Tất cả hoạt động kinh tế Việt Nam – toàn bộ! – đạt tới 60 tỉ đô-la Mỹ trong năm 2006. Đó là toàn bộ tổng sản lượng nội địa (GDP) năm vừa qua. Wal-Mart trước ngày 1 tháng ba năm nay đã có doanh số bằng như thế.
Do đó nếu Việt Nam và người Việt Nam muốn lớn mạnh trong nền kinh tế toàn cầu, họ cần hiểu rõ Wal-Mart và hiệu ứng Wal-Mart. Họ cần hiểu rõ những gì Wal-Mart tác động vào doanh nghiệp, vào người mua sắm, và vào đời sống – để hiểu được hệ sinh thái mà Wal-Mart sáng tạo ra. Đó là nội dung của quyển sách này.
“Trên nhiều phương diện, đây là cuốn sách viết về Wal-Mart thoả đáng nhất, một nghiên cứu về hiện tượng chứ không phải về một tập đoàn bán lẻ, cuốn sách đầy những kiến giải bất ngờ.” (The Economist)
“Một khảo sát toàn diện sâu sắc về phương cách làm thay đổi thế giới của câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Giá thấp hằng ngày”.” (-Salon.com)
“Việt Nam có một nền doanh nghiệp sản xuất đang lớn mạnh cần tìm nơi bán sản phẩm ra thế giới. Cho nên Việt Nam đã sẵn sàng cho Wal-Mart. Nhưng Việt Nam đã có sẵn sàng cho “Hiệu ứng Wal-Mart” không? – Không.” (Ch.Fishman)
“Tiết lộ hay nhất về Wal-Mart từ trước đến nay …. cả về chiều sâu lẫn bề rộng của nghiên cứu, văn phong, và cách xử lý công bằng.” (-The Denver Post)