Tuân Tử là người đã đưa ra tư tưởng “Nhân chi sơ tính bản ác”. Học thuyết tính ác này cho rằng: “con người sinh ra vốn dĩ là ác, có được thiện là do quá trình bồi dưỡng, giáo dục mà có. Ông cho rằng, con người khi sinh ra có đầy đủ dục vọng như ham lợi, ham sắc,…” Tuân Tử, nói đến “ác” và “thiện”: “xưa nay, thiên hạ gọi là thiện những gì hợp với sự “chính lý bình trị” gọi là ác những gì hợp với sự “thiên hiểm bội loạn”. Đó là thiện và ác”. Và thông qua cuốn sách của Nguyễn Hiến Lê bạn sẽ thấy được Triết Lý nhân sinh theo quan điểm của Tuân Tử.
Tuân Tử cũng như Mạnh Tử, cả hai đều là nhân vật lịch sử, thừa kế tư tưởng, phát triển học thuyết của đức thầy Khổng Tử, nhưng kết cuộc thì khác nhau về tao ngộ. Trên lịch sử Trung quốc, Mạnh Tử đã giành được một địa vị chỉ có dưới một nấc, so với Khổng Tử, sách “Mạnh Tử” được liệt vào mười ba kinh thư, mà tầng lớp trí thức cổ kim, ai nấy đều nên học hỏi theo truyền thống.