Thoa không muốn cho ông ta nghi ngờ chuyện mình đọc được quyển tập ghi chép của bà Ái Liên. Cô ăn xong nhanh bữa cơm khen lấy lòng…
*****
Tối hôm ấy, trời mưa không lớn lắm nhưng rả rít lê thê, kéo theo cơn gió thổi se sắt từng hồi. Con đường đất chạy giữa nghĩa trang bình thường vốn đã có ít ai qua lại huống chi giờ này đã quá nữa khuya, lại gặp dêm giông bão nên càng vắng vẻ tiêu điều. Lẫn trong tiếng mưa rơi, tiếng gió thổi, chỉ có tiếng ếch nhái ểnh ương từng chập kêu vang. Không gian bao trùm một màu ảm đạm thê lương.
Trên khúc đường lầy lội ấy, hai bóng đen sánh vai cắm đầu dạo bước, đó là Nghiêm và Đào. Cả hai đều mặc quần áo màu đậm, đầu đội nón vải tay cầm xẻng cáng sắt và vai đeo túi vải nâu. Riêng Đào còn thủ thêm cái đèn pin và cứ lâu lâu lại bật lên soi xuống mặt đường loang loáng nước, vài lần như thế khiến nghiêm cầu nhầu chửi rồi dằn cái đèn bấm trong tay Đào nhét vô túi vải đeo bên sườn.
Nghiêm cẩn thận như thế là phải, vẫn biết giờ này đã quá khuya, hai bên lối đi chỉ thấy san sát những ngôi mộ mới, cũ, đủ kiểu, đủ cỡ nằm phơi mình dưới trời mưa. Nhưng biết đâu chẳng có ai đó nằm trú ẩn theo khuôn viên nghĩa địa còn thức và bắt gặp hai gã vào đây giữa lúc khuya khoắc này.
Thậm chí Đào muốn dừng lại tìm một chỗ khuất gió châm điếu thuốc nhưng Nghiêm cũng không cho. Vào ban đêm là yếu điểm sinh tử, Nghiêm đã dặn dò Đào thật kỹ chiều nay trước khi hai gã bày con gà luộc lên bàn thờ cúng tổ, thắp nhang khấn vái rồi lặng lẽ xuất hành vào giờ tý.
Nghiêm ở Cam pu chia về mới được hơn hai năm. Cam Pu Chia hiện nay có thể nói là một nước Việt nam nhỏ, với số người Việt sang định cư đã lên đến cả triệu kể từ cuộc xâm lăng 20 năm trước. Người Việt sang đây phát triển đủ mọi ngành nghề, hợp pháp cũng như bất hợp pháp. Nghiêm là một trong số lưu dân đó, chỉ khác một điều là Nghiêm ở Cam Pu chia tới 3 năm, nhưng không phải là làm ăn. Gã sang để học nghề nhà giáo của một ông ngành miên về bùa ngãi và thuật thôi miên.
Xứ chùa tháp vốn nổi tiếng là tỷ phú với bao nhiêu là thầy buà, thầy pháp xuất quỷ nhập thần. Sư phụ Thạch Sen của Nghiêm là một trong những vị đó cư ngụ tại thủ đô Nam Vang mà dân gian truyền tụng là một pháp sư cao tay ấn và bậc nhất. Nhận Nghiêm làm đệ tử tử trong nhà trọ 3 năm.
Nghiêm thành đạt, trở về quê quán ở miền Tây, giáp quốc lộ 4, ngay trong huyện Châu Thành, nữa tỉnh nữa quê. chờ dịp hành nghề ứng dụng những điều mà gã đã được truyền dạy.
Một trong những bí quyết tuyệt chiêu trong thế giới huyền bí của thầy Thạch Sen là lấy bàn tay của một người chết vì sét đánh, dùng làm buà hộ mạng đi ăn trộm. Thực tế chẳng biết đã có ai áp dụng chưa nhưng thầy Thạch Sen quả quyết rằng hành nghề đạo chích mà có được một bàn tay người chết vì sét đánh, ban đêm lọt vào nhà người ta thì dù gia chủ còn đang thức, cũng hoàn toàn bị trấn áp, nằm bất động không nhúc nhích gì được.
Nghiêm chờ đã lâu, sống vất vưởng gần 2 năm không có lợi tức, mọi chi tiêu dều trong vào Huệ, cô vợ không chính thức mà Nghiêm mới dụ dỗ được sau khi hồi hương. Tuy vậy Nghiêm vẫn tin rằng mình sẽ có ngày giàu, bởi vốn liếng buà ngãi thầy Thạch Sen truyền cho Nghiêm thừa sức giúp gã tạo dựng cơ nghiệp.
Trong tương lai khi có tiền, Nghiêm sẽ bỏ ngay cô vợ nhà quê đó, gã sẽ trở lại nam Vang tạ ơn thầy rồi lên Sài Gòn mua hộ khẩu lập nghiệp vĩnh cửu. Trong khi chờ đợi thì cứ tạm ngửa tay xin tiền vậy để sống qua ngày.
Đợi mãi cho đến cách đây mấy hôm, Nghiêm mới nghe được bản tin xôn xao trong xóm là bà Năm Tước, một nông dân cùng xã của Nghiêm khi làm ruộng gặp trời mưa, núp vào dưới cây cổ thụ giữa cánh đồng, rồi bất ngờ bị sét đánh cháy đen người, chết ngay tại chổ.
Bà Năm Phước là một bóng mờ trong xã Vĩnh Thạnh, cho nên cái chết của bà không ảnh hưởng đến ai. Sở dĩ người ta bàn tán ầm ỉ chỉ vì có mấy ai bị chết vì sét đánh. Dân làng coi đó như là một cái điềm gì ghê gơm lắm. Xã Vĩnh Thạnh chưa từng xảy ra biến cố này bao giờ bởi nó rùn rợn quá.
Riêng Nghiêm thì mừng rỡ vô cùng, đã vốn có quen biết với bà Năm Tước, hay nói đúng hơn là quen với chồng bà. khi gã lên đường sang Cam Pu Chia thì chồng bà, ông Năm có việc đi Cần Thơ không may bị xe đò cán chết, từ đó gia đình bà Năm Tước sa sút thấy rõ, chỉ còn trông cậy vào ít ruộng và vườn cây sau nhà.
Bất ngờ nghe tin bà bị sét đánh chết, Nghiêm lập tứcc hạy đi tìm đàn em là Đào để bố trí kế hoạch. Đào cũng biết gia đình bà Năm Tước tuy không thân lắm. Đào có món nghề tinh xảo là mở được tất cả các loại khóa, nhưng không may bị bắt quả tang lúc đang ăn cắp xe honda người ta gởi trước rạp hát ngoài thị xã.Đào ở tù hơn 1 năm, vừa ra chưa biết làm ăn gì thì được nghiêm đến tìm.
Thế là cả hai rủ nhau đi dự đám tang của bà Năm tước, nhưng không ra mặt công khai bởi không thân thiết với gia đình người quá cố.
Khi đoàn người ra tới nghĩa địa, đặt quan tài ccạnh cái huyệt đã đào sẳn thì Nghiêm và Đào lảng vảng xa xa để quan sát để định vị trí. Đào thì núp sau 1 ngôi mộ lớn xây bằng đá cẩm thach, có mộ bia cao, chăm chú theo dõi ; Nghiêm cẩn thận hơn, tìm một ngôi mộ ngay chỗ đám ma, thắp mấy cây nhang làm bộ khấn vái y như gã ra viếng mộ cho ngày giỗ của một người thân.
Chờ người ta chôn bà Năm Tước xong và giải tán hết, hai gã mới bàn nhau công tác và hẹn nhau đêm hôm sau thực hiện. Nghiêm phải ra tay ngay trước khi xác bà Tước tan rữa, và nhất là trước khi con cháu mang vật liệu xi măng, gạch, cát ra xây mộ.
May cho Nghiêm là đêm nay trời mưa phùn dai dẳng, nghĩa địa vắng tanh, càng thuận lợi cho công việc của Nghiêm.
Ngôi mộ mới đắp của bà Tước nằm sâu trong góc nghĩa trang, nước mưa làm trôi dạt hẳn một mảng đất khá lớn. Mộ đắp không cao vì người nhà đang chuẩn bị xây gạch. Nghiêm cắm cái xẻng xuống chân, tháo túi vải đặt sang ngôi mộ bên cạnh, rồi giục đàn em bắt tay ngay vào công việc. Hai cái xẻng thi nhau đào xới, hất đất sang hai bên. Hai gã cắm đầu làm, không ai nói lời nào.
Mưa dường như vừa nặng hạt hơn và gió cũng rít lên giận dữ, đất biến thành bùn, dính chặt vào lưỡi xẻng nhưng may là mộ đất thấp nên chỉ khoảng 15 phút sau, Nghiêm đã ngừng tay reo lên nho nhỏ:
− Này, đụng nắp hòm rồi.
Đào đang khom người xúc đất bên kia nghe Nghiêm nói cũng đứng thẳng người thở phào nhìn đàn anh. Bổng nghe loáng thoáng trong tiếng mưa rơi có tiếng xe gắn máy từ ngoài cổng nghĩa trang chạy vào, cả hai mở to mắt nhìn nhau rất nhanh rồi cùng hướng nhanh về phía hương lộ. Tiếng xe mỗi lúc mỗi gần hơn, Nghiêm cuống quýt làm hiệu bảo đàn em leo khỏi miệng hố, khom người chạy lại núp sau ngôi mộ xây gần đó, cả 2 nín thở chờ đợi.
Quả nhiên chiếc honda chạy ngang, người ngồi trên xe mặc áo mưa, đội nón, phủ kín không trông thấy mặt. Xe qua rồi, Đào thở phào đứng dậy nhưng Nghiêm kéo ghì lại Đào ngồi xuống ngay rồi đặt tay lên miệng bảo gã im lặng tại chổ vì nghĩa trang chỉ có 1 lối vào mà không có lối ra bên kia. Chiếc xe honda chạy vào thì lát nữa sẽ theo lối cũ mà ra, nghĩa là sẽ đi ngang chỗ 2 gã 1 lần nữa.
Đào lau hai bàn tay nhăn nheo vào ngực áo rồi toan lấy thuốc nhưng Nghiêm lắc đầu nhìn gã ra lệnh cất đi dù rằng chính Nghiêm cũng đang rất thèm thuốc. Quả nhiên chỉ 5 phút sau chiếc honda chạy ra và mất hút, bấy giờ Nghiêm mới đứng dậy, mặt nghênh nghênh tự đắc cho phép đàn em hút thuốc trước khi nhảy xuống hố và đào đất tiếp.
Hai đứa hồi hộp cào lớp đất phủ trên quan tài rồi Nghiêm quăng cái xẻng lên đống đất mới đào, nhoài người với lấy cái đèn pin để soicho rõ nắp hòm bằng gỗ tạp. Đào cũng ngừng tay, leo lên ngồi núp sau ngôi mộ châm thuốc hút, rít được vài hơi, gã nghiêng tay che điếu thuốc và chuyền xuống cho Nghiêm đang đứng dưới hố sâu bên cạnh quan tài rồi Đào mở túi vải lôi ra cái xà beng khác và cái bứa loại bửa củi vừa nặng vừa sắc. Nghiêm quăng điếu thuốc và giục:
− Lẹ lên, xuống đây mày.
Đào cầm dụng cụ nhảy xuống bên cạnh Nghiêm, thọc xà beng vào nắp hòm cạy mạnh. Vài cái đinh bật lên kêu răng rắc, Nghiêm vội quay đi, nhăn mặt hỏi:
− Tao dặn mày mang hai chai dầu cù là, mày có mang theo không?
Đào cũng vừa buông xà beng quay mặt đi để tránh làn hơi nồng nặc từ nơi kẻ hở của quan tài vừa mở ra rồi gã thọc tay vô túi quần, lôi ra lọ dầu nhỏ và đưa cho Nghiêm, Nghiêm vội vàng mở nắp, dốc cả nữa chai ra lòng bàn tay và thoa lên mũi để đánh bớt mùi hôi của xác chết đã hơn 1 tuần, tiện tay, Nghiêm thoa luôn vào mặt Đào và giục:
− Lẹ lên, 2 giờ sáng rồi.
Rồi trong khi Đào khom người cạy cái nắp quan tài thì Nghiêm lăm lăm cầm sẳn cái búa đứng bên cạnh. Tiếng những cây đinh bật khỏi nắp quan tài nghe rõ mồn một mặc dù mưa vẫn còn nặng hạt. Trong khoảnh khắc, nắp quan tài tung ra. Nghiêm bật đèn pin soi cho rõ, xác bà Năm Tước nằm cứng đờ đã bắt đầu trương lên.
Một tia chớp chói lào trên bầu trời soi rõ cái xác chết gầy gò đen đủi khiến Đào giật mình kinh hãi vì có cảm tưởng như bà Năm vừa mở mắt nhìn gã, rồi tiếp theo một loạt sấm vang dậy, cả Nghiêm cũng cảm thấy rờn rợn, không dám nhìn xác chết nữa. Gã tự trấn tỉnh, ngước mắt lên trời và càng giục đàn em làm việc cho mau. Nghiêm đỡ cái xà beng trong tay Đào rồi lạnh lùng ra lệnh:
− Làm đi, làm liền đi.
Đào cầm búa quay sang hỏi:
− Ơ… chặt 1 tay hay chặt cả hai vậy anh?
Nghiêm đở nắp quan tài và nói:
− 1 cái đủ rồi, lẹ lên.
Đào nhìn bàn tay hỏi lại:
− Sao không lấy luôn 2 bàn tay cho chắc ăn anh? Mất cái này còn cái kia.
Nghiêm lại gạt đi:
− Thôi, 1 cái thôi. 1 cái đủ rồi, chặt lẹ lên. Nhớ nha, nhớ là tay phải nha, đàn ông tay trái, đàn bà tay phải.
Đào khom người cuối xuống, nước mưa trên vành nón chảy thành dòng xuống sát mặt thấm ướt. Đào lôi cánh tay phải cứng đơ của xác chết, kê bàn tay lên mặt hòm rồi giơ búa bổ xuống.
Cái búa sắc và nặng chình chịch, thế mà chém tới 4 nhát bàn tay bà Năm mới đứt lià, văng sang bên cạnh. Nghiêm đẩy cánh tay cụt của bà Năm lại rồi đậy nắp quan tài lại. Đào lượm bàn tay có 5 ngón trơ khều dính hết bùn đất, bỏ vào bao nylon rồi lòm còm leo lên khỏi miệng hố.
Gã đặt bao nylon trên cái mộ xây bên cạnh rồi hỏi đàn anh:
− Anh Hai, có phải lấp đất lại không anh Hai?
Nghiêm cũng vừa leo lên, hắt hơi mấy cái vì hơi lạnh thấm vào cơ thể. Gã châm điếu thuốc hít một hơi rồi bảo:
− Kệ mẹ nó mày ơi, khỏi lấp lại. Lấy cái búa với cái xà beng về được rồi.
Đào dè dặt đề nghị:
− Anh Hai à, lấp sơ sơ lại cho người ta khỏi thấy nhen anh Hai?
Nghiêm tư lự một chút rồi làm theo lời đàn em. Cánh tay mỏi nhừ vì đất bùn bám rít vào lưỡi xẻng nhưng 2 gã không dám nghỉ. Trong nháy mắt, 2 gã đã đắp lại ngôi mộ, thu dọn đồ nghề, đưa mắt nhìn quanh nghĩa địa rồi cắm đầu bước lại con đường cũ ra khỏi khuôn viên đất thánh.
Mưa vẩn rơi nặng hạt, gió vẫn thổi rì rào bên tai và sấm chớp lập loè như giận dữ. Cả 2 ướt đẩm như chuột lột nhưng sự háo hức làm dâng trong lòng họ niềm vui lớn khi nghĩ đến tương lai có được bàn tay sét đánh đem về ướp muối, tẩm rượu phơi khô, nghề ăn trộm sẽ mở ra một lối thoát thênh thang cho 2 gã.
Thoa không muốn cho ông ta nghi ngờ chuyện mình đọc được quyển tập ghi chép của bà Ái Liên. Cô ăn xong nhanh bữa cơm khen lấy lòng:
– Chú Tư quả là nấu thức ăn ngon quá!
Tiếp ông già dọn mâm chén bát xuống bếp, Thoa trở lên ngay phòng mình để đọc nốt quyển sách.
Nhưng vừa bật đèn lên, bỗng Thoa kêu lớn:
– Đâu rồi? Quyển sách để ở đầu giường không cánh mà bay mất!
Thoa chạy đi tìm ông già Tư:
– Chú có thấy cuốn sách cháu để trên giường không?
Ông già Tư ngạc nhiên:
– Sách gì? Nãy giờ tôi ngồi ăn cơm với cô mà, có thấy sách vở gì đâu?
Thoa nhớ lúc ông Tư kêu mình dậy, khi bật ngồi lên, tay cô còn chạm quyển sách đúng nơi cô để trước lúc ngủ. Không thể nào…
Ông Tư hỏi lại:
– Mà cô nói quyển sách gì? Trong nhà này chỉ có cô và tôi, mà tôi thì không bao giờ…
Thoa phải nói trớ đi:
– Dạ, chắc cháu nhớ lộn rồi. Có thể cháu còn để ở phòng bên kia…
Đợi ông già Tư ra khỏi nhà xong, Thoa tuần tự mở hết các phòng còn lại. Có một bất ngờ ngoài sức tưởng tượng của Thoa khi cô mở căn phòng nhỏ trên sân thượng. Trong phòng là cả một kho sách cũ!
Và còn lạ lùng hơn, quyển sách TÌNH HẬN đang nằm trang trọng trên chiếc bàn viết duy nhất trong phòng. Ngay bên cạnh quyển sách có bức ảnh chân dung của một người thanh niên, đã khá cũ, ở một góc ảnh đã có dấu hiệu ố vàng.
Tò mò, Thoa cầm tấm ảnh lên và lật phía sau xem, cô càng giật mình khi thấy dòng chữ, đúng là nét chữ của Ái Liên: Ngàn thu chỉ còn lại cái bóng của anh thôi, Quân ơi!
– Thì ra đây là Quân, người tình của Ái Liên.
Thoa suýt buông rơi bức ảnh xuống sàn, khi nghĩ tới việc Quân đã vào phòng mình để lấy quyển sách! Trong khi anh ta là một… hồn ma!
Đáng lý Thoa đã bỏ chạy khỏi phòng ngay lúc ấy, nhưng chẳng hiểu sao sau khi phân vân một chút, cô lại bước tới các kệ sách đặt quanh tường. Toàn là những cuốn sách rất lạ, mà hầu hết là những đề tài huyền bí bằng Anh văn, Pháp văn. Cầm một vài quyển lên xem thử thì cuốn nào cũng có hai chữ ký, một của Ái Liên, còn một là của… Quân!
Đúng nơi đây là thư viện riêng của bà chủ Ái Liên, nhưng tại sao bà ta lại để những quyển sách của mình và người tình ngay trong nhà này, cả bức ảnh chân dung nữa! Vậy còn ông chủ Đức thì sao?
Hơn nửa giờ say mê với kho sách, Thoa chưa muốn rời, nếu không bất chợt nhìn thấy dấu vết bùn in hình một cặp đế giày khá lớn trên sàn nhà. Dấu còn mới, bùn còn ướt!
– Ai vậy? Ông già Tư đâu có đi giày kiểu này?
Nỗi tò mò dậy lên, Thoa không kiềm chế được nên lần theo dấu giày xem thử nó đi đâu? Ra tới khu vườn rộng phía sau nhà, nơi có một lối mòn đất đỏ mà cơn mưa liên tục mấy hôm nay đã làm cho sũng nước. Những dấu giày còn in rõ ràng, đang hướng về phía tường rào cuối vườn. Đến tận cuối vườn thì mất dấu, nhưng cũng không khó khi sau đó Thoa nhìn thấy một cánh cửa sắt cũ dẫn ra ngoài. Thì ra…
Thoa giống như một nhà thám hiểm, nhìn trước sau không thấy ai, cô bước lần theo dấu chân tiếp tục in trên đường đất đỏ. Đó là con đường duy nhất dẫn về một ngôi nhà thấp thoáng phía chân đồi. Ngoài ngôi nhà đó hầu như chung quanh không có nhà nào khác.
Cũng có hơi ngại, nhưng đã trót đi rồi Thoa đành phải bước tiếp. Khoảng năm phút sau thì Thoa đã đặt chân tới trước cửa ngôi nhà. Hình như bên trong có chút khói bay lên, chứng tỏ là nhà có người. Thoa hơi yên dạ, cô rụt rè lên tiếng:
– Có ai trong nhà không, cho tôi hỏi thăm…
Tiếng chân bước đều ra, cửa xịch mở, và…
– Chú Tư!
Trước mặt Thoa là ông già Tư quản gia. Ông hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy Thoa, nhưng kịp trấn tĩnh ngay, ông vội hỏi:
– Sao cô biết đây mà tới?
Thoa lúng túng:
– Dạ, cháu… cháu…
– Thôi, đã tới thì vào nhà đi.
Thoa bước theo ông già vào trong và một lần nữa cô giật mình khựng lại, khi nhìn thấy trước mặt mình thay vì là một phòng khách thì lại là… một ngôi mộ đá, ốp đá cẩm thạch đen sì!
– Sao… sao…
Bây giờ Thoa không còn bình tĩnh như lúc đầu nữa, phải vịn tay vào cột nhà mới đứng vững. Ông già Tư giải thích:
– Đây là nhà mồ của cậu Quân!
Thoa kêu lên:
– Quân, người yêu của bà Ái Liên?
Ông già gật đầu, rồi im lặng. Thoa nhìn một lượt chung quanh, không có gì khác ngoài ngôi mộ này. Cô chưa kịp hỏi thêm thì ông Tư đã nói:
– Cô biết rồi đó, Quân chết sau hôn lễ của cô Ái Liên và cậu Đức được sáu tháng. Cậu ấy bị người ta ám hại, mà cụ thể là ông chủ lớn Thành Công. Chỉ bởi ông ta quyết ngăn cản mối tình giữa hai người, nên nhiều lần nói mà Liên và Quân không nghe, nên ông ta đã mượn tay một tên cò mật thám Tây vu cho Quân tội chết, đày đi an trí ở một vùng rừng sâu nước độc. Cậu ấy chết không biết có phải do sốt rét không, nhưng đem xác về đây thì thân thể không còn trọn vẹn…
Thoa bỗng hỏi:
– Chú là sao với Quân?
Ông già Tư giọng trầm hẳn xuống:
– Tôi là cha ruột của nó. Chỉ vì nó là con của một quản gia nghèo như tôi, nên nó phải chết oan như vậy đó cô!
Ông bật khóc sau câu nói! Tlếng khóc của một ông già nghe thảm thiết vô cùng. Thoa cũng phải khóc theo vì xúc động. Một lúc sau, Thoa hỏi:
– Có phải vì muốn cưới Ái Liên bằng được cho con trai mình mà ông chủ đồn điền Thành Công đã quyết hại Quân?
– Điều đó ai mà không biết. Tôi cũng biết ngay từ đầu, nhưng không ngờ ông ra tay độc ác quá như vậy, nên tôi trở tay không kịp, phải đành nhận xác con mà khóc thôi!
Thoa quá bức xúc nên hỏi đại:
– Sao chú không tố cáo chuyện ấy? Mà tại sao vẫn tiếp tục ở lại nơi này?
Ông già Tư nhẹ thở dài:
– Tôi cũng biết hận, biết điên lên vì cái chết của con mình. Tôi đã đôi ba lần định trả thù bằng chính bàn tay mình cho hả. Nhưng rồi khi nhìn thấy Ái Liên đau khổ trong vòng tay người chồng giàu có mà nó không yêu thương, tôi đã nguôi được hận thù. Tôi quyết làm một việc gì đó cho nó, con dâu hụt của tôi.
Thoa hơi rụt rè một chút, rồi lại hỏi:
– Sao nhà họ giàu như vậy mà không chữa cho chị Liên hết bệnh tâm thần? Nghe nói chị ấy cũng chỉ bị hoang tưởng thôi…
Ông già chợt thở hắt ra:
– Chỗ này coi như tôi đã trả được thù rồi!
Thoa ngạc nhiên:
– Chú nói vậy là sao?
– Con Ái Liên đã hết bệnh từ lâu rồi!
Câu nói làm cho Thoa trố mắt nhìn, hỏi lại:
– Chú nói thật? Nhưng sao chị ấy còn phải đi nước ngoài chữa bệnh?
Đột ngột đứng dậy và đi thẳng ra nhà sau, một lát ông già trở lại với một phụ nữ mặc y phục toàn đen. Người đó lặng lẽ đi bên cạnh ông già, tuy im lặng nhưng hoàn toàn tỉnh táo, bước đi khoan thai. Đến gần Thoa, ông Tư lên tiếng:
– Chào cô giáo đi con. Chính cô đây là cô giáo dạy cho Ái Lan. Nó mến cô Thoa này lắm.
Ông quay sang người phụ nữ, giới thiệu:
– Đây là… Ái Liên, con dâu tôi!
Thoa kêu lên:
– Chị Liên mà chú kể nãy giờ?
– Nó đó.
– Thế chị không phải đang ở nước ngoài?
Người phụ nữ không đáp, chỉ nhẹ mỉm cười rồi lắc đầu. Ông già Tư phải nói thay:
– Đi nước ngoài là cách nói của thằng Thành Đức mà thôi. Bởi nó không muốn ai biết vợ chồng nó trong hoàn cảnh này. Đã từ mấy năm nay rồi, con Ái Liên bỏ nhà đi và về đây ở với tôi, với mộ chồng của nó, mà Đức và mọi người không ai biết. Kể cả con Ái Lan cũng chỉ mới biết gần đây thôi…
– Ái Lan? Cháu bây giờ ở đâu?
Từ đằng sau, một cô bé chậm rãi bước vào. Vừa thấy Thoa, nó đã nhào tới ôm chầm lấy:
– Cô! Sao cô biết con ở đây mà tới?
– Cô tưởng con…
Con bé liến thoắng:
– Con ở đây với mẹ chớ có đi nước ngoài đâu! Con nhớ cô lắm, nhưng mẹ nói để tháng sau mới cho về thăm cô, cho giống như mới đi nước ngoài về.
Bấy giờ người phụ nữ mới lên tiếng, giọng dịu dàng, dễ nghe:
– Cháu nó đòi chạy về thăm cô hoài, nhưng tôi chưa cho. Mỗi năm mẹ con mới có dịp ở với nhau mấy tháng hè mà…
– Vậy ra…
– Cháu nó ở đây với tôi từ mấy tuần nay. Tuy thiếu tiện nghi, nhưng nhiều cảnh đẹp, vả lại bên cạnh cháu còn có… cha cháu đây!
Ông già Tư chen vào:
– Lúc đầu khi mới về đây chơi với mẹ nó, con bé sợ nấm mộ này lắm, nhưng lần hồi nó chẳng những không sợ, mà trưa nào cũng ra đây, leo lên mộ nằm chơi.
Thoa không thể tưởng tượng nổi những điều ông già vừa kể. Phải đến khi bé Lan chợt buông cô ra, chạy tới ôm lấy ngôi mộ một cách trìu mến, như ôm một người thân! Ái Liên kéo tay con và nói:
– Sao con không mời cô vào phòng mình chơi. Con lấy tặng cô những con bướm đẹp mà con bắt hổm rày đi!
Bé Ái Lan reo lên:
– Vào đây cô Thoa!
Thoa ngạc nhiên khi nhìn căn phòng phía sau. Nó tuy không rộng lắm, nhưng cũng đầy đủ tiện nghi cho một phụ nữ sinh sống. Bé Ái Lan hồn nhiên chỉ vào một cái lồng đầy những bướm:
– Chính con bắt đó cô. Ban đầu con không biết bắt, nhưng nhờ mẹ chỉ, nên bây giờ con bắt hay lắm rồi! Để lát nữa con dẫn cô ra ngoài kia bắt bướm, hái hoa, nhiều hoa đẹp lắm!
Buổi trưa hôm đó, mặc dù tìm đủ cách để từ chối, nhưng Thoa cũng phải ở lại ăn với họ một bữa cơm. Trong khi ăn, Ái Liên chỉ yêu cầu:
– Cô nhìn thấy cảnh sống của tôi rồi đó. Tôi hoàn toàn tỉnh táo, nhưng tôi không thể trở về cuộc sống kia được nữa. Tôi đã thề là sẽ sống ở đây cho đến ngày chết. Hay ít nhất cũng đến ngày con gái chúng tôi đến tuổi trưởng thành, lập gia đình riêng…
Thoa ngạc nhiên:
– Chị nói… con chúng tôi, nghĩa là sao?
Ái Liên ôm con vào lòng, vừa đáp:
– Nó là giọt máu mà Quân đã để lại trong tôi khi anh ấy bị đưa đi an trí và chết.
Nếu không trực tiếp nghe người phụ nữ này kể thì chắc Thoa khó mà tin được. Cô liếc mắt nhìn sang ông già Tư, ông nhẹ gật đầu như xác nhận điều Ái Liên nói là đúng.
Thoa cảm giác như mình vừa nhận được một tin vui của chính mình. Cô nhìn mẹ con họ mà như muốn ôm họ và chúc mừng thật nồng nhiệt! Biết là không nên ở lâu, Thoa đứng lên kiếu từ:
– Xin phép chú Tư, xin phép chị, em về. Em xin hứa với chị là không bao giờ nói lại chuyện này với ai. Nếu chị cho phép thì thỉnh thoảng em tới đây thăm chị và cháu Lan.
Ái Liên vui lắm:
– Cám ơn cô nhiều. Tôi tin cô.
Tiễn chân Thoa ra tới nửa đoạn đường, ông già Tư mới nói:
– Còn chuyện này nữa, cô có biết tại sao thằng Đức nó cho cô và cô Sương tới ở ngôi nhà đó không?
– Dạ, nghe nói do nhà bỏ trống quá lâu, nên cần có sinh khí…
– Không đúng đâu. Ngôi nhà này là nỗi ám ảnh của nó! Từ mấy năm nay nó có bước về đâu, chỉ vừa rồi khi đưa hai cô tới ở nó mới về. Nhưng sau chuyến đó thì rồi nó sẽ không bao giờ trở lại đây nữa!
Thoa kinh ngạc:
– Sao vậy chú?
– Nó đang bệnh rất nặng! Đó là hậu quả mà nó phải nhận từ thằng Quân.
Thoa càng không hiểu:
– Vậy là sao?
– Hồn ma thằng Quân chớ sao.
Thoa trố mắt:
– Anh Quân thành ma?
– Tôi nói ra điều này cho mình cô biết, đừng nói lại với ai. Ngôi nhà cô đang ở chỉ cô và cô Sương ở được, bởi hai cô là cô giáo của con Ái Lan. Còn ngoài ra không ai bước chân tới được, nhất là thằng Đức. Oan hồn thằng Quân không để cho ai tới đó. Ấy là nguyên nhân lâu nay thằng Đức bỏ hoang ngôi nhà. Nó sợ bị trả thù!
Thoa hơi run:
– Nhưng cháu… cháu…
Ông Tư trấn an:
– Tôi có thể cam đoan chắc chắn với cô, con trai tôi là ma với ai, chớ với người ơn của nó thì không bao giờ. Trái lại, nó còn là người bảo vệ cho cuộc sống yên lành của cô nữa. Tin tôi đi, đừng sợ.
Thoa gật đầu. Nhưng suốt ngày hôm đó cô cứ ngay ngáy lo… Vậy mà suốt ba tháng hè Thoa vẫn sống yên ổn, vui vẻ trong ngôi nhà đó. Ngày ngày cô vẫn lui tới thăm mẹ con Ái Liên. Nửa tháng sau, cô nghe tin Thành Đức chết vì căn bệnh lạ. Như vậy, phải chăng mọi điều tốt đẹp sẽ tới với Ái Liên, Ái Lan…
Sách audio .net