Nếu bạn nào muốn nghe truyện Chú Bé Đeo Balo Màu Đỏ do vov sản xuất có thể nghe theo link sau: https://soundcloud.com/radioonlinevietnam/sets/chu-be-deo-balo-mau-do/s-mMRsjtMNQtn
Nhà văn Nguyễn Đình Tú chia sẻ về nguồn cảm hứng để anh viết tác phẩm: “Những đứa trẻ lên mười có khả năng hấp dẫn bạn đọc ghê gớm. Những đứa trẻ lên mười cũng có khả năng trình ra trước bạn đọc cả một thế giới nội tâm đa dạng và phức tạp của mình. Những đứa trẻ lên mười cũng đã có thể có những hành động làm thay đổi cuộc đời mình hoặc những người xung quanh. Những đứa trẻ lên mười vốn bí ẩn, thú vị và luôn mang lại bất ngờ cho cuộc sống quanh chúng. Những đứa trẻ lên mười cũng là một phần của chính tôi. Và thế là tôi nghĩ đến một câu chuyện… Câu chuyện về những đứa trẻ lên mười. Đó chính là Chú bé đeo ba lô màu đỏ.”
Chú bé đeo balo màu đỏ kể về nhân vật Hưng-một cậu bé mười tuổi, sống ở một thị trấn nhỏ Thạch Biên nằm khuất nẻo vùng trung du phía Bắc, những năm 90 của thế kỷ trước, thị trấn ” giống như một đứa trẻ suy dinh dưỡng độ ba,hết sức còi cọc, nửa quê nửa phố,nắm khuất nẻo ở trung du miền núi phía bắc tổ quốc”.
Ở phần đầu cuốn sách, các bạn đọc tuổi thiếu niên sẽ thấy dáng dấp của mình trong đó với tình bạn hồn nhiên, trong sáng, với những trò nghịch ngợm “nhất quỷ nhì ma”, với bản tính tò mò luôn muốn khám phá những điều mới mẻ. Cùng với những người bạn của mình, Hưng đã chinh phục đỉnh đồi Sơn Nhân “chứa đựng rất nhiều những điều từ xa xưa để lại, trong đó có cả những thứ rất bí mật, rất linh thiêng, rất kì lạ”, hay theo dấu chân Người Rừng khám phá một cuộc sống đầy bí ẩn.Có lúc, nhóm bạn còn liều lĩnh đột nhập vào “ngôi nhà có phép thần thông” để khám phá phép lạ của ông Tây.
Ba Hưng tên Hòa, là người Hà Nội nhưng được sinh ra ở Thạch Biên, trở thành những công nhân đầu tiên của Lâm trường Núi Sam. Là người có nhiều tài lẻ, và khéo tay nhất lâm trường, song cũng là người có nhiều bí ẩn.Nhưng ba luôn nợ Hưng câu trả lời về mẹ của chú. Và trong đầu của Hưng thì luôn muốn có lời giải đáp về câu hỏi ấy.Từ nhỏ, Hưng sống với bố và chưa bao giờ được biết mặt mẹ. Nỗi tò mò về mẹ cứ lớn dần trong Hưng khi bị bạn bè tra hỏi riết ráo, thôi thúc.Nhà Hưng bị cháy, ba Hưng quyết định đưa Hưng về quê. Hành trình về quê của Hưng đã thay đổi khi Hưng và ba bị đắm tàu. Không rõ tung tích của ba, Hưng thì được bố con cô Đào cứu giúp.Từ đây Hưng bắt đầu hành trình đi tìm mẹ.
Hành trình tìm mẹ từ Bắc vào Nam không hề dề dàng.Mang theo hành trang là chiếc ba lô màu đỏ trên lưng, với biệt danh “chú bé đeo ba lô màu đỏ” do người bạn gái thân thiết cùng lớp thường gọi, Hưng lên đường hằng mong tìm được người mẹ yêu dấu, tìm về gốc gác nguồn cội của mình mà không thể tưởng tượng được rằng, hành trình mà cậu sắp trải qua sẽ gặp bao sóng gió.
Trong suốt cuộc hành trình này Hưng đã gặp gỡ được nhiều người. Đó là cha con cô Đào và những chuyến đò dọc,cuộc chia tay không hẹn ngày gặp lại với cô Đào,là gia đình anh Vũ và chị Linh,là những ngày tháng ở làng chài với ba mẹ con cô Bỉnh…Trên bước đường lưu lạc, Hưng cũng cùng chị em nhà Mây, Nước khám phá một hòn đảo hoang cách xa bờ với nhiều loại chim muông, thú lạ, được thêu dệt bởi nhiều huyền thoại, truyền thuyết, nơi “trước đây quân của Nguyễn Ánh trên đường bỏ chạy vào Nam có ghé thuyền vào hòn Miếu lẩn trốn một thời gian”. Đến vùng đất mới, Hưng được khám phá nhiều tập tục văn hóa đầy màu sắc của vùng đất đó như “hát bội”, “mở biển” của người dân làng chài. Một thế giới đầy màu sắc, đầy bí ẩn luôn vẫy gọi những “Tom Sawyer” bước vào hành trình khám phá.Những biến cố, điều không may xảy ra liên tiếp khiến Hưng trưởng thành, mạnh mẽ hơn, “không được khóc” như lời cô Đào dặn Và cũng từ đó, Hưng cảm nhận được tình bạn hồn nhiên, trong sáng.
Thông điệp từ tác giả
Là bức tranh đầy màu sắc cuốn hút về thời tuổi thơ đã qua đồng thời tác giả gửi gắm thông điệp về tính nhân văn, tình yêu thương giữa con người với con người. Đây còn là thông điệp gửi tới các bạn nhỏ hãy có lòng dũng cảm thì khó khăn trắc trở nào cũng sẽ vượt qua
Nhận định đánh giá của bạn đọc
Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh chia sẻ: “Chiếc ba lô màu đỏ là biểu tượng của cái thiện, cái trong sáng được lọc ra bằng những kỉ vật, kí ức, kỉ niệm – những gì đẹp nhất con người ta có thể có được, và cũng là thứ khiến cậu bé Hưng trở nên khác biệt, làm sự ấm áp vững chãi để cậu dựa lưng vào, vượt qua mọi thử thách trên chặng đường lưu lạc ấu thơ.”
Theo Tiến sĩ ngữ văn Phan Tuấn Anh “Cuốn tiểu thuyết này đủ sức kéo phăng một bạn đọc nhỏ tuổi vào trong thế giới chữ nghĩa của nó, bởi nhịp độ, tiết tấu kể nhanh, cốt truyện liên hoàn nhưng đa dạng và gắn với chất phiêu lưu (từ Bắc vào Nam của Hưng), pha một chút lãng mạn (các câu chuyện tình yêu) và cả kinh dị, hành động (vụ bắt con trăn khổng lồ, vụ bắn mũi tên vào con chó và tên chủ quán karaoke ôm có bộ râu quai nón).”
Tiến sĩ ngữ văn Hà Thanh Vân đánh giá “Thành công nhất về mặt nghệ thuật của Nguyễn Đình Tú trong tác phẩm này là anh đã chọn được cho mình một giọng kể phù hợp, điều phối khi nhanh, khi chậm, khi gay cấn, lúc êm đềm và có nhiều lúc đầy kịch tính, lên đến cao trào”.
Đánh giá của người dùng trên Tiki
- Copy đánh giá …Nhận xét bởi ann, vào ngày 08/02/2019
Đọc sách của bác Ánh nhiều, tôi đâm ra mê mẩn những tác phẩm viết về tuổi thơ . Và trong tủ sách về tuổi hoa ấy, tôi yêu thích nhất cuốn :” chú bé đeo balo màu đỏ” của Nguyễn Đình Tú .
Tác giả trẻ này có lối viết văn rất tự nhiên và cuốn hút . Giọng văn chân thực ấy đã khắc hoạ tuổi thơ gian khổ của Hưng . Mồ côi mẹ, sống với cha ở một thị trấn nhỏ, Hưng may mắn có những năm tháng đến trường đầy kỉ niệm với nhóm bạn Hường,…. Nhưng sau này,tai nạn ập đến khi nhà em bị cháy, hai cha con trên chuyến xuồng về quê cũng bị lật thuyền rồi thất lạc nhau . Hưng may mắn được cha con ông lão bán gốm cứu giúp, nhưng khi ông chết, Hưng ở với con gái ông . Cuộc đời cứ thử thách Hưng mãi, khi con gái ông lão bán gốm gặp biến cố, Hưng lại lưu lạc đến làng chài ven biển . Ở đây, những con người hiền lành , lương thiện đã cưu mang Hưng và giúp Hưng tìm về địa chỉ của mẹ . Nhưng đến nơi, người phụ nữ ấy không phải là mẹ Hưng, và sau này Hưng tìm lại được cha, biết được mình là đứa trẻ nă! tôi xưa bị bỏ rơi được bố Hưng đem về nuôi nấng. Một kết thúc bùi ngùi nhưng khá có hậu . . - Copy đánh giá Nhận xét bởi tiểu hi, vào ngày 22/12/2018
Nếu tuổi thơ của bạn được đắm chìm trong vòng tay của cha mẹ, được cùng bạn bè vui đùa, được thoả chí khám phá ,…. thì bạn phải trân trọng lấy nó nhé ! Và Nguyễn Đình Tú cũng viết lên tác phẩm của mình để cho tất cả những ai muốn tìm về tuổi thơ !
Giọng văn nhẹ nhàng, ấm áp, rất giản dị nhưng cuốn hút lạ lùng, truyện kể về chứ bé Hưng , thích đeo chiếc balo đỏ nên mọi người gọi cậu bằng cái tên dễ thương : ” chú bé đeo balo màu đỏ ” . Hưng !mất mẹ từ nhỏ, ở với cha ! Suốt những năm tháng đầu đời, cha con Hưng sống trong một thị xã nhỏ bên núi ! Nơi đây, cậu có bao kỉ niệm với Hường , và các bạn cùng tuổi tinh nghịch khác ! Sau này, khi gặp biến cố, nhà cháy, cha bị lũ cuốn, cậu phải ở nhiều nơi, sống với nhiều người khác nhau , nhưng cuối cùng, Hưng đã tìm được cha và biết được thân thế bị bỏ rơi khi xưa của mình !
Câu chuyện là một bài ca cảm động về tình cảm gia đình, về tấm lòng của những con người xã lạ với nhau, …. Quá cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ trở nên yêu đời hơn ! …. - Copy đánh giá….Nhận xét bởi hoàng thanh thuý, vào ngày 24/11/2018
Bằng giọng văn nhẹ nhàng , sâu lắng , phù hợp với lứa tuổi học trò , Nguyễn Đình Tú đã đưa người đọc trở về với thế giới tuổi thơ của Hưng – một câu bé mồ côi mẹ , ở với cha từ nhỏ trong một thị trấn ven núi yên bình , đẹp đẽ ! Ngày đến trường , cậu thường mang chiếc balo đỏ , nên bạn bè thường gọi cậu là chú bé đeo balo màu đỏ ! Truyện sẽ cứ thế trôi nếu như không có ngày nhà Hưng cháy , cha con cậu quyết định về quê cũ Hà Nội sinh sống . Khi qua đò , lật đò khiến Hưng lạc cha , chuỗi ngày lưu lạc bắt đầu . Cậu được giá đình ông lão bán gốm cứu giúp , sau này lại bơ vơ một mình khi lạc đến đảo ven biển , ở đâu cậu cũng gặp những con người dễ mến . Và cuối cùng sau bao khó khăn , cậu tìm lại được bố , biết được thân thế của mình ??? Bạn đọc hẳn sẽ rất tò mò nhỉ , hãy đến với cuốn sách này để hiểu rõ hơn nhé !!
Sách audio .net