“Không chao đảo thì không phải là người lớn, phải ngàn lần tranh đấu mới có thể trưởng thành. Có đau đớn mới là tuổi trẻ? Nếu vậy thì có chao đảo mới trở thành người lớn.” Tìm hiểu ngay sách nói Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu tại Sách nói Online.
Giới thiệu sách nói Trưởng Thành Sau Ngàn Lần Tranh Đấu
Những câu chuyện trong sách nói Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu là những câu chuyện rất đời thường, khéo léo bàn về công việc, học tập, cuộc sống, hôn nhân, xã hội,… mà người đọc có thể qua đó để rút ra cái nhìn và bài học cho riêng mình. Bản thân, gia đình và công việc là ba mắt xích quan trọng không thể thiếu đi với bất kỳ ai, nếu chỉ tập trung vào một thứ trong số đó thì sẽ dễ dàng bỏ qua những thứ còn lại, vì thế ta phải học được cách cân bằng.
4 phần của sách nói Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu bao gồm:
-
Phần I – AMOR FATI. Hãy yêu lấy vận mệnh của bạn.
-
Phần II – Tuổi trẻ bước vào đời
-
Phần III – Hãy gặp gỡ, hãy yêu và hãy sống
-
Phần IV – Gửi bạn, người đang tiến tới điểm quay đầu của cuộc đời
Sách nói Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu dành cho đối tượng là những người trẻ chập chững mới bước ra đời. Bạn có thể tìm thấy nó như ánh sáng trong rừng rậm, là kim chỉ nam cho con đường bước tới tương lai. Tác phẩm nêu ra những khó khăn mà người trẻ ai cũng dễ dàng gặp phải hay bị nó làm cho nhụt chí, và giúp họ vượt qua chúng.
Giọng văn của sách nói Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu vô cùng khiêm nhường mà vẫn gần gũi và chân thành trong mỗi câu chuyện và chia sẻ của chính tác giả. Tuy có những trích dẫn triết học nhưng thể hiện được lối hành văn không màu mè, nhưng rất thực tế, sát với những vấn đề mà người trẻ đang nghĩ và đối mặt trong xã hội hiện đại. Mỗi khi bạn cảm thấy cuộc đời quá nhiều chông gai, hoặc thấy trống rỗng với cuộc sống hay đơn giản muốn cảm nhận những dư vị thăng âm trên đời, sản phẩm chính là sự lựa chọn không thể phù hợp hơn dành cho bạn.
Đa số các bạn trẻ thường lấy “bạn đồng lứa giỏi giang nhất” – thường được gọi là “con nhà người ta” – để làm thước đo bench-marking. “Người ta thì đã tiến xa, còn mình sao giờ vẫn thế này?” họ tự dằn vặt như thế. Họ bồn chồn, sốt ruột, thay vì bình tĩnh cố gắng phấn đấu, họ lại vội vàng bắt chước.