Đại Sư Liên Trì là người tinh thông tam tạng, hành giải tương ưng. Ngài không những nổi tiếng thời bấy giờ, mà còn lưu danh đến những đời sau. Trước tác của Ngài rất nhiều, tất cả đều rất sâu sắc, dung thông và rất thịnh hành. Thậm chí, đã có người lấy tên Đại sư để xuất bản trục lợi, như Ngài Hám Sơn nói: “Chỉ có tài của Đại sư mới đủ trị quốc, thấu lý đủ để truyền tâm, lời dạy đủ để khế cơ, giới đức đủ để hộ pháp, hành vi đủ để dạy đời, phép tắc đủ để cải sửa; cho đến từ ban vui, bi cứu khổ, tu lục độ rộng khắp…”. Lại nói: “Xem lại lịch đại chư tổ, hầu hết chỉ đơn cử việc tu, ít ai tu trọn vạn hạnh. Nói đến những bậc ngay nơi vạn hạnh làm tỏ một tâm, nơi trần lao thấy tâm tánh Phật, xưa nay ngoài ngài Vĩnh Minh ra, thì chỉ có một mình Đại sư mà thôi”. Nếu chẳng phải vì phương tiện tái lai, thật không có lý do gì khác trở lại nơi cõi đời này.
Nguyên do tôi kính mộ Đại sư Liên Trì, có lẽ là do đọc sách của Ngài mà thích mông lung thôi! Có một hôm, đọc Lăng – nghiêm Mô Tượng Ký và Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Liên Trì, bất giác vỗ bàn la tuyệt, lệ rơi ước áo: “A! Thì ra Đại sư cũng là một người thích mông lung!”. Những trước tác của Đại sư, mỗi chữ là một hạt châu ngọc, lột tả hết những khúc mắc, giống như những quyển sách này là viết cho tôi vậy. Nghĩ mình nghiệp chướng nặng nề, trầm luân mãi đến bây giờ, không được ân trạch trực tiếp của Đại sư, thương cảm “trước không gặp cổ nhân, sau không thấy hiền giả, nghĩ sự xa xôi của trời đất mà thương cảm rơi lệ”. Thời kỳ mạt pháp, tuy xã hội biến hoại, chánh phap1suy vi, tà yêu khắp nơi khởi dậy, nhưng chỉ cần bốn chúng mạnh mẽ đứng lên, chặn đứng yêu tà, cứu nguy Phạt pháp, thì không thể không tạo ra một sắc thái hưng khởi. Sở dĩ tôi phát tâm dịch ra văn bạch thoại đồng thời luận chứng them cho cuốn sách này không chỉ là tấm gương cho hang xuất gia, mà cho cả hàng tại gia. Vả lại, học vấn của Đại sư quá uyên bác, văn từ tao nhã, đối với người thời nay trình độ phổ thông thấp kém, khó thể hội được, vì hiểu biết cạn cợt mà mà bỏ đi, hoặc thậm chí hiểu sai, hiểu nhầm, khó tránh khỏi đáng tiếc, nên tôi đã không ngại tài hèn sức mọn, dịch ra bạch thoại, giải thích luận chứng them. Kẻ hậu học tôi tài trí thiển bạc, xin được chỉ giáo của chư Đại đức!
Cuốn sách này phụ lục chuyện về Đại sư lược có hai thiên; một trích lục từ trong Mộng Du Tập của Đại sư Hám Sơn, một từ Tịnh Độ Thánh Hiền lục. Ngoài ra, cũng có một số được trích từ bút ký Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Vân Thê, trộm cho rằng có thể ấn chứng cho nhau, cùng được lợi ích.
Cuối cùng, hết long cảm tạ ân sư Pháp sư thượng Quảng hạ Hóa, giáo thọ Hứa Thành Chương và ông Tống Nhân Hoàng đã chỉ đạo và phê duyệt cho cuốn sách này. Pháp sư Huệ Tịnh cung cấp tư liệu, ở đây xin được cùng cảm tạ.