Hoa Hồng Xứ Khác

Hoa Hồng Xứ Khác

Trong truyện, Ngữ, Khoa và Hòa lé đều say mê cô bạn cùng lớp Gia Khanh. Cái cô gái bị ba người cùng theo đó sẽ phải làm sao. Ba anh chàng làm gì để “chiến thắng”. Điều lý thú là gần như tác giả tái hiện lại thời học trò của mình với ngôn ngữ thời bây giờ nên các bạn đọc trẻ sẽ tìm thấy hình bóng của chính mình trong đó.

Trong khi chờ đợi Gia Khanh quay xuống hỏi mượn “một cái gì đó” như lời dự đoán của Ngữ, tôi tẩn mẩn lục tìm trong sách báo và vô cùng ngỡ ngàng khi phát hiện ra vô số câu thành ngữ và vô số nhà thông thái không tiếc lời tán dương phụ nữ. Họ ca ngợi “kẻ thù” của tôi lên tận mây xanh. Nào là “trên đời chỉ có hai cái đẹp: phụ nữ và hoa hồng”, nào là “phụ nữ là nhà giáo dục đầu tiên”, nào là “phụ nữ được tạo dựng nên để làm dịu sự hung hãn trong tính cách của người đàn ông”, ôi thôi đủ thứ! Ngay cả đại văn hào như ông Balzac cũng “bơm” phụ nữ hết biết: “rung cảm, yêu, chịu đau khổ, hy sinh: những chữ này mãi mãi dệt nên trang đời của người phụ nữ”. Nếu phụ nữ “tuyệt diệu” như ông nói thì đặt quách họ lên bàn thờ mà lạy cho rồi! Hẳn lòng ông nghĩ thế nhưng ông ngại nói thẳng ra đấy thôi! Chả bù với ông Legouver! Ông này thì nói huỵch toẹt, không úp mở “bạn hãy quỳ dưới chân những người cùng phái với mẹ bạn!

Tôi mặc chiếc quần vía của Bá, dây nịt của Hòa, xỏ đôi giày mới mua của Ngữ. Thằng Nghị thì đưa cho tôi mượn chiếc đồng hồ Seiko và chiếc Honda của nó. Nói tóm lại, ngày tôi đến với mối tình đầu, chỉ có chiếc áo sơ mi là của chính tôi, nếu không kể trái tim đang đánh lô tô trong ngực. Vậy đó, tôi đi.