Sau này ông đã viết trong “Một giọt nắng nhạt” rằng: “Đã biết cái nhục, thì chẳng có cái khổ nào là đáng kể”. Ngay cả việc Nguyễn Khải trở thành nhà văn cũng đình đám và người thân hết sức ngạc nhiên. Sau giải phóng năm 1975, ông gặp lại người bố sau 30 năm xa cách, bố ông đã phải thốt lên: “Anh mà viết văn thì kể cũng lạ đấy, vì ngày xưa sao mà anh ngốc nghếch thế, hơi đần nữa. Tôi còn nhớ năm anh 13 tuổi mà xỏ dép vẫn chưa phân biệt được chân nào phải, chân nào trái”. Nguyễn Khải cũng bảo ngay cả khi đã vào bộ đội năm 17 tuổi, ông vẫn là người kém tháo vát và “chậm hiểu” nhất trong tiểu đội. Nhưng cuối cùng với sự hiểu biết sâu rộng về đời sống, Nguyễn Khải đã trở thành một nhà văn lớn. Giọng văn của ông được đánh giá là “lưu loát lạ lùng”, khôn ngoan ít ai bì. Nhà văn Nguyễn Minh Châu nhận xét: Nghe ông Khải ông ấy nói thì hóa ra không phải Nguyễn Khải bắt chước và học lỏm nước ngoài mà phải nói ngược lại… Có điều ít ai biết, để được tất cả thành quả ấy, Nguyễn Khải đã phải tự học và trả giá rất nhiều