Patrick được 2 tuổi rưỡi. Đó là một cậu bé sáng sủa và có khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn như một thiên thần. Tuy nhiên, thằng bé lại là “nỗi kinh hoàng” trong lớp học.
Các bà mẹ cảm thấy lo lắng và nhìn với ánh mắt hết sức cảnh giác về phía đứa con bé bỏng của mình mỗi khi Patrick tiến đến gần. Sau đó, vẫn như mọi lần, thằng bé ra đòn nhanh như chớp và “nạn nhân” khóc ré lên. Nhiều lúc Patrick còn cắn những đứa bé khác mạnh đến nỗi hai tuần sau vết răng vẫn còn nhìn rõ. Thậm chí nó còn giật đồ chơi từ tay những đứa bé khác rồi ném đi hoặc phá hỏng. Cũng có lúc Patrick tỏ ra ngoan ngoãn và chơi đùa với những đứa trẻ khác. Nhưng rồi lại chẳng ai nhận ra nó là đứa bé ngoan nữa. Còn mẹ của Patrick thì sao? Với bà, Patrick là một đứa bé tuyệt vời. Bà mẹ hết mực chiều chuộng cậu quý tử. Sau khi có hai bé gái, cuối cùng bà cũng sinh được một bé trai. Bà dồn hết thời gian, tiền bạc và tình thương yêu cho con. Bà chưa từng đánh mắng hay giật đồ chơi từ tay thằng bé rồi phá hỏng cả. Vậy mà thằng bé liên tục làm vậy với những đứa trẻ khác. Tại sao lại như vậy?
“Giáo dục là gương mẫu và tình thương – và chỉ có vậy” – đây là câu nói của Friedrich Froebel – người đặt nền móng cho phong trào giáo dục mầm non vào đầu thế kỷ XIX. Nhưng câu nói này không hề đúng với Patrick và mẹ cậu bé.
Chúng ta có thể làm gì để ngăn bọn trẻ làm những điều chúng không nên làm? Mặt khác, làm sao chúng ta có thể khiến chúng làm những thứ mà bản thân chúng không muốn làm – đó là những việc được coi là “rắc rối” mà chúng ta – các bậc cha mẹ – thấy quan trọng và cần thiết? Chúng ta có thể làm gì khi những lời lẽ tốt đẹp đều không đem lại hiệu quả?
Nhận định
“Tôi thấy thật nhẹ nhõm khi nhận được cuốn sách này.
Giờ tôi có thể tự tin nói rằng: “Hãy thử tìm đọc về vấn đề của quý vị theo các chương trong cuốn sách này. Chắc chắn nó sẽ giúp được quý vị.” Tôi đã đưa ra những lời khuyên thực tiễn từ cuốn sách này và kết quả thường rất khả quan.”
(TS. Hartmut Morgenroth)