Mềm nắn rắn buông là bẩm sinh của động vật. Kẻ mạnh ăn kẻ yếu là quy luật sắt của tự nhiên. Ta biết tấn công, nhưng cũng biết nhượng bộ. Ta không sợ trần trụi, nhưng cũng rất giỏi ngụy trang. Ta vừa có thể chiến đấu đơn độc, vừa giỏi tấn công tập thể. Ta am hiểu những quy tắc của rừng rậm hoang dã, vì vậy, ta vẫn mãi mãi là kẻ chiến thắng.
Sói có tinh thần hi sinh và tinh thần tập thể rất mạnh. Để săn được những con vật tương đối lớn, sống thành bầy như bò, ngựa, dê, hươu… chúng sẽ trinh sát, phục kích và tấn công luân phiên.
Phép tắc của loài sói là cuốn sách về nhân sinh quan và tư tưởng tiến thủ của con người lấy bản tính sinh tồn của loài sóI làm kim chỉ nam.
Thật ra cuốn sách rất dễ đọc vì tác giả đã biết cách lồng ghép rất khéo léo giữa bản tính hoang dã của loài chó sói với cuộc sống thực tế của con người.
Trong sách, tác giả cũng mượn rất nhiều câu chuyện của các vĩ nhân hoặc các câu chuyện ngụ ngôn khác nhau để minh họa cho luận điểm của mình. Có nhiều thông tin khá thú vị mà sau khi đọc tôi phải vội vàng lên internet để kiểm chứng lại. Có những hôm tôi thức cả đêm để mày mò và suy nghĩ thêm.
Nhận định
Sói có nhiều phương pháp chiến đầu khó tin đáng để chúng ta học hỏi.
– Thứ nhất: Không đánh trận khi chưa có sự chuẩn bị, tìm hiểu địa hình, mai phục, công kích, bao vây, ngăn chặn, tổ chức chặt chẽ, có phương pháp trình tự.
– Thứ hai: Tấn công vào thời cơ tốt nhất, giữ được thực lực, làm tê liệt đối phương, đồng thời vào lúc không dễ dàng chuyển động, đột ngột công kích, dồn đối phương vào đường cùng.
– Thứ ba: Tinh thần đồng đội trong khi đang chiến đấu là điều đáng khen ngợi nhất, hợp sức tác chiến, thậm chí vì thắng lợi không ngại tan xương nát thịt, hy sinh thân mình, trong thương trường, đối thủ kiểu như vậy là đáng sợ nhât, có sức công phá mạnh nhất.
(Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn HAIER – Trương Thụy Mẫn)