Cuốn sách này dành cho những ai đang tìm cách thay đổi hành vi của nhiều người – như khách hàng, nhân viên hay những công dân riêng của họ. Đây không phải là cuốn sách hướng dẫn kỹ năng tự hoàn thiện – dù tôi đã học được rất nhiều về bản thân mình trong quá trình nghiên cứu và viết nó. Nó cũng không có ý định thách thức các chuyên gia – những người đang giúp những người khác thay đổi cuộc sống.
Cuốn sách này cũng không viết về các cá nhân và hành vi cá nhân; nó viết về hành vi đám đông.
Vì sao điều này lại quan trọng?
Các hoạt động Marketing, quản trị, chính sách công và cung cấp dịch vụ thật ra không liên quan đến nhà xưởng, bệnh viện, tài chính, hợp đồng chất lượng dịch vụ (SLA), hay các thước đo mức độ hài lòng hoặc bất kỳ điều gì khác mà chúng ta cảm thấy thoải mái và dễ đo lường. Thay vào đó chúng là (hay nên là) hành vi con người, nhưng không phải là hành vi của từng cá nhân – mọi tổ chức cần phải thỏa mãn cũng như tận dụng tài năng và nỗ lực của nhiều người: khách hàng, nhân viên và công dân, v.v… Cả ba đối tượng này đều liên quan – hay nên liên quan – đến hành vi đám đông cũng như cách thức để đón đầu và phát triển nó.
Mục lục:
PHẦN MỘT : “GIỐNG – LOÀI- CHÚNG – TA” VÀ SỰ ẢO TƯỞNG VỀ CHỮ “TÔI”
Chương 1 : Loài khỉ siêu – quần – thể
Chương 2 : Ảo tưởng về chữ “Tôi”
Chương 3 : Tôi và chúng ta
PHẦN HAI :BẢY NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP TIẾP THỊ THEO XU HƯỚNG ĐÁM ĐÔNG
Chương 4 : Nguyên tắc số 1: sự tương tác
Chương 5 : Nguyên tắc số 2: Sự ảnh hưởng
Chương 6 : Nguyên tắc sồ 3: Chúng ta trò chuyện
Chương 7 : Nguyên tắc số 4: Chỉ cần tin tưởng
Chương 8 : Nguyên tắc số 5: Thắp (lại) ngọn lửa
Chương 9 : Nguyên tắc số 6: Đồng sáng tạo
Chương 10 : Nguyên tắc số 7: Hãy để mọi thứ được tự do
PHẦN BA : Ý NGHĨA CỦA HÀNH VI BẦY ĐÀN
Chương 11 : Phần kết – Chú thích