Tắt đèn – Ngô Tất Tố


Sachaudio.net – Tiểu thuyết đầu tay Tắt đèn là một tác phẩm thành công nhất, có giá trị nhất của Ngô Tất Tố, là một trong các tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn học hiện thực của văn chương nước ta giai đoạn 1930 – 1945.

Chỉ vài năm sau ngày nền giáo dục mới của nước ta chính thức định hình, từ năm 1958, Tắt đèn đã được trích giảng trong các trường phổ thông và từ năm 1960, Tắt đèn cùng thân thế và sự nghiệp của Ngô Tất Tố bắt đầu giảng dạy ở bậc đại học.

Trong bài “giới thiệu” ghi ngày 25.1.1939, in ngay từ những trang đầu của sách, Vũ Trọng Phụng viết: “Tắt đèn là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội, một áng văn có thể gọi là kiệt tác tòng lai chưa từng thấy” và khẳng định: không ai khác, chính Ngô Tất Tố là người có “đủ tư cách” và “đủ thẩm quyền” để biết Tắt đèn. Bạn đọc và giới nghiên cứu… thường tiếp cận toàn vẹn lời giới thiệu này đăng trên báo Thời vụ số 100 ngày 31.1.1939 mà ít biết rằng: người trực tiếp viết lời giới thiệu ngay trên sách in lần đầu tiểu thuyết đầu tay của Ngô Tất Tố chính là Vũ Trọng Phụng.

Cùng thời với lời bình của Vũ Trọng Phụng, cũng có những đánh giá ưu ái về Tắt đèn. “Tắt đèn! Tôi đã bật đèn lên đọc hết cuốn truyện ấy rồi. Trong nửa giờ. Hay lắm! Nên đọc. Trong rừng văn, một cuốn tiểu thuyết như thế, thực hiếm” (T.L – Báo thời vụ – 1939). “Tắt đèn đứng vào hàng những cuốn tiểu thuyết tả chân có giá trị trong văn chương Việt Nam. Tôi không chắc sau này có cuốn nào hơn nó không, nhưng tối dám quyết trước nó chưa có cuốn nào” (Hoài Xuân – Báo Con ong – 1939).

nghe-doc-truyen-tat-den-ngo-tat-to
Tắt đèn – Ngô Tất Tố

 

Tác phẩm xoanh quanh nhân vật chính là chị Dậu và gia đình đang trong mùa sưu thuế; một điển hình của cuộc sống bần cùng hóa do sưu cao thuế nặng mà chế độ thực dân áp đặt lên xã hội Việt Nam. Tác phẩm Tắt đèn không chỉ phản ánh được sự hống hách, bất nhân, tàn nhẫn của bộ máy quan lại đương thời, mà còn cho thấy những phẩm chất cao quý của người nông dân, được coi là những kẻ ở dưới đáy xã hội qua hình ảnh chị Dậu.Dù họ có bị tần lớp thống trị lấn át, và dù cuộc sống của họ có tăm tối, cùng quẫn đến mức nào cũng không thể khiến họ đánh mất những đức tính cao đẹp vốn có, nhưng đồng thời cũng thể hiện sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ của những người nông dân nghèo. Và dù khi câu chuyện kết thúc, chị Dậu vẫn không thoát khỏi cuộc đời tăm ttối của mình, nhưng qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã nêu lên một quy luật tự nhiên rằng: ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, và có lẽ đoạn trích trên chính là dấu hiệu báo trước cho cuộc cách mạng năm 1945. Tắt đèn đã được đưa vào chương trình giáo dục văn học Việt Nam trong sách Ngữ văn 8, tập một (đoạn trích Tức nước vỡ bờ) và đã được điện ảnh Việt Nam chuyển thể thành một bộ phim. Tắt đèn là một tác phẩm mang tính chất của một luận ngữ phê phán chế độ thực dân nửa phong kiến đương thời của thế kỉ 20, tắt đèn là luận văn mang tính nghệ thuật cao góp phần thúc đẩy quá trình nhận thức của xã hội đương đại, nó đúng là tác phẩm hay nhất đương thời làm cho giới nghệ sĩ luôn khó khăn trong việc đả kích chế độ “tư nhân sở hữu”. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng: “Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nỗi loạn”.

 Tác giả: Ngô Tất Tố – Người thực hiện: Ngô Hồng

Sách audio .net