Nội dung truyện audio trinh thám: Trâm 4 – Chim Liền Cánh
Vụ án gia đình đã sáng tỏ, “Tiểu thái giám” Dương Sũng Cổ đã quang minh chính đại lấy lại tên Hoàng Tử Hà, nhưng kèm theo đó là danh phận cô không hề mong muốn: Vị hôn thê của Vương Uẩn. Mối quan hệ giữa ba người Hoàng Tử Hà – Lý Thư Bạch – Vương Uẩn bỗng trở nên khó xử lạ lùng.
Cùng lúc thế lực giấu mặt mà họ phải đối đầu ngày càng gia tăng áp lực. Quỳ vương bị vu cáo bắt giam, Hoàng Tử Hà đành cầu đến sức mạnh nhà họ Vương trợ giúp, món nợ với Vương Uẩn càng thêm nặng.
Bí ẩn về loài cá thích máu người A Già Thập Niết, lá bùa quỷ dị đã theo Lý Thư Bạch bấy nhiêu năm, bức tranh với ba vệt mực đen do tiên hoàng để lại, những bí mật không lời giải ấy lại là manh mối duy nhất để Hoàng Tử Hà phá giải câu đố lớn nhất trong đời của Quỳ vương Lý Thư Bạch, cũng để giải cứu người cô yêu thương nhất trên đời.
[Review] Trâm IV – Chim liền cánh By blog Tiểu Khả
Tập cuối của bộ Trâm, dày hơn 500 trang sách với bìa vàng hoàng tộc – theo như dân mạng trên fanpage. Mình thích màu vàng nhưng quả thực không thích cái bìa vì cả mảng lưng như vậy cảm giác không thanh, không thoát.
Thay vì đôi cá, giờ bìa có đôi chim – biểu trưng cho Chim liền cánh, tất nhiên, và cả cung son gác tía nữa.
Không nhớ mình đã đề cập ở những bài review trước chưa, nhưng con cá A Già Thập Niết ăn máu người và sống trăm năm ấy cũng không thoát khỏi đặc tính chung của giống loài mình – đó chính là sẽ quên ngay sự việc sau 7 cái búng tay.
Bởi vậy Vương Tông Thực – hoạn quan quyền lực nhất vương triều nay đã xuất hiện với mưu mô thâm sâu cũng tấm tắc nói ước gì muốn làm một con cá ngu si sống ở vùng nước cạn. Ừ, ai cũng có lựa chọn cách sống riêng cho mình, cũng muốn cháy sáng hay bon chen nhưng thảng cũng có lúc mong mình chẳng đua tranh gì với đời..
Vẫn là những dòng văn đẹp, những cảnh sắc rất Đường, rất nền nã và lãng mạn mang phong thái Trường An, những gương mặt khảm cốt cách thần tiên và tính cách thú vị, Trâm 4 đã mở đầu bằng điệu Nghê Thường Vũ Y thất truyền của Triệu Phi Yến cùng sự trở lại thoáng qua của Lan Đại, xoay quanh những ý nghĩ mông lung của Tử Hà về Lý Thư Bạch và Vương Uẩn Chi.
Một tiếng tạp âm của kim loại lẫn vào tiếng đàn đủ khiến Thư Bạch lưu tâm và làm Tử Hà phá án chỉ trong một vài nốt nhạc.
Đêm đó, cũng chính Thư Bạch ôn lại những ngày chinh chiến xa xưa cùng Vương Uẩn Chi đồng thời đe dọa sẽ tố cáo Uẩn Chi từng hành thích mình. Qua đó, Uẩn Chi vì muốn bảo vệ gia tộc mình nên đã tính kế hoãn binh.
Sáng hôm sau, Tử Hà nhận được thư từ hôn của Uẩn Chi trong phòng bì từ Quỳ Vương phủ, ngụy tạo là thủ tục rời phủ Quỳ gửi Sùng Cổ nên không ai hay biết.
Lại nói từ những tập trước Tử Hà và Lý Bạch đã thân thiết nhau hơn, nay Lý Bạch cũng đã thể hiện tình cảm rõ ràng. Trong một chiều thu mới chớm, hắn đã ôm lấy Tử Hà, nói cô chờ mình trở về và đừng quên hắn, dẫu có gì thì cũng hãy ở đây chờ.
Dự cảm có chuyện không lành, lại hay tin Thư Bạch và cả Uẩn Chi đã rời Thục, Tử Hà đã lừa thân cận của Lý Bạch được cắt cử ở Thục đưa cô lá thư của Thư Bạch mà đáng ra 1 năm sau cô mới được nhận.
Nội dung thư không lành gì nên ngay sau đó Tử Hà đã phóng ngựa lên kinh thành, chờ Thư Bạch ở Quỳ phủ.Họ ôm nhau và dự trước một mùa thu đã úa.
Buổi gặp với Ngạc Vương Lý Nhuận đã mang đến cho hai người về manh mối về Trần Phi, về dự đoán Đại Đường diệt vong, họa từ Quỳ Vương và khơi lại bí ẩn về đêm mà Tiên Đế băng hà. Sự thực thì mình vẫn thắc mắc ở bức tranh ấy – ở cách dàn dựng của tác giả, về 3 mảng màu – có vẻ là vẽ vội – nhưng lại có hình người trong lồng, người bị chim phượng mổ bla bla gì đó như tập 2.
Ít lâu sau, trong bữa tiệc mừng hai đại điện Tê Phượng – Tường Loan (hai đại điện này như kiểu tháp đôi ấy, cân xứng nhau), Lý Nhuận đột nhiên tự vẫn, trước khi tự vẫn còn thu hút sự chú ý của toàn thể quan viên, nói dõng dạc là do Lý Bạch ép mình vào chỗ chết, Đại Đường sẽ suy vong vì Quỳ vương, nếu tổ tông có linh thiêng thì xin phù độ cho hắn thành tiên, đi theo bảo vệ Đại Đường.
Kỳ lạ là hai tòa điện thông nhau, phía dưới không thấy xác, không thấy dấu chân, chỉ còn đống lửa đốt hết những thư từ, di vật trao đổi của hai huynh đệ.
Lý Bạch vì thế mà bị tước hết binh quyền, Tử Hà vì lo lắng đã đến gặp Vương Tông Thực rồi cãi nhau với Thư Bạch và bỏ đi.
Với lời hứa nếu quay lại thân phận làm con dâu nhà họ Vương, Tử Hà sẽ được tự do điều tra về vụ án này, Tử Hà đã xóa bỏ lời hủy hôn của Vương Uẩn, để Vương Uẩn lo lắng chỗ ăn ở cho mình. Từ mối quan hệ này, Tử Hà cũng phát hiện ra bí mật chốn thâm cung, rằng Hoàng Thượng đã quá ốm yếu, mắt mờ hẳn đi và nhận ra Vương Hậu đã lũng đoạn triều cương.
Tử Hà dù kiên tâm tra án giải oan cho Thư Bạch nhưng vẫn cứng đầu làm theo cách của mình, điều này khiến Thư Bạch sôi máu mà cưỡng hôn Tử Hà ngay khi Vương Uẩn vừa đi khỏi, ngay khi hai nam tử có một cuộc nói chuyện nhẹ nhàng mà hằn học. Từ tập này và cũng khi Tử Hà bỏ đi, Thư Bạch có vẻ nhanh sôi máu hơn, mất hẳn bình tĩnh trước nữ tử này, nói trắng ra là càng ngày càng lộ bản chất sói ca :))
Tử Hà và Tử Tần đến phủ Ngạc Vương thì tìm thấy 1 thanh kiếm mỏng (dự là một trong 24 thanh đoản kiếm hàn thiết từ triều đại trước, 1 trong đó đã ban cho Võ Tắc Thiên, 1 về tay Công Tôn Diên..), 1 dải lụa đồng tâm và chiếc vòng ngọc Song Ngư đã vỡ thành nhiều mảnh.
Đọc được đến đây thì vẫn thấy thích giọng văn của Châu Văn Văn vì cảnh sắc tươi tắn và có những so sánh đẹp mê hồn, tuy nhiên về diễn ý thì chưa rõ lắm.
Ví dụ sau cái chết bí ẩn của Ngạc Vương, ai cũng có thể thấy hồ nghi vì chưa tìm thấy xác thì chưa kết luận được gì, nhưng phải mãi cho đến trang thứ (khoảng) 200 thì mới nói rõ; phỏng đoán có thể Ngạc Vương còn sống.
Ok chỉ mới bàn từ đêm hôm trước mà sáng hôm sau đã có tin tức luôn. Đành rằng không khó để truy người với thế lực của Quỳ Vương nhưng cũng không tránh khỏi thắc mắc về tiến độ.
Gặp Ngạc Vương đang quét lá, Thư Bạch đã cảm thán ngâm 4 câu thơ, cho rằng đây đúng là tâm ước của Lý Nhuận khi còn trong cung.. Lý Nhuận không nói nhiều, lùi mấy bước rồi đâm ngay con dao vào tim mình để tự sát. Vừa kịp lúc ấy thì Vương Tông Thực cùng đội Thần Sách xuất hiện, Lý Nhuận thu chút hơi tàn, chỉ Quỳ Vương đang ôm lấy mình mà nói: “Quỳ Vương giết ta.”
Quỳ Vương bị giam lỏng trong một khu rừng mai chứ không phải trong ngục, Vương Uẩn lại xuất hiện và giúp Tử Hà tới thăm.
Nói chung từ đầu truyện mình đã có thêm thiện cảm với Vương Uẩn. Haz, một nam tử tuấn tú, cốt cách phi phàm mà còn yêu đến si mê, chân tình tuyệt đối nữa
Trở lại những nghi vấn về cái chết của Lý Nhuận, sau khi khám nghiệm Tử Tần cũng đoán được là Lý Nhuận tự vẫn nhưng không dám nói công khai, con dao gây án lại chính là con dao Thư Bạch được Hoàng thượng ban tặng, con dao đã đưa cho Tử Hà để phòng thân.
Nghi vấn xem ai là nội gián lại quay về Trương Hàng Anh – người thân cận nhất của Quỳ Vương cũng là bạn thân của Tử Hà.
Tình cờ, Trương Hàng Anh lại xuất hiện ở cạnh vườn mai, đưa Tử Hà về nhà. Tử Hà vì thấy tay trái Quỳ Vương bị đau buốt nên nhờ Trương Hàng Anh bốc thuốc giúp mình ở tiệm thuốc. Tại tiệm thuốc lại xảy ra án mạng mà hung thủ bị nghi là Tử Hà.
Dưới sự hỗ trợ của Vương Uẩn, đổi lại là danh phận con dâu họ Vương – một cách chắc chắn – Tử Hà đã được bảo lãnh, trở lại tiệm thuốc vạch mặt Trương Hàng Anh.
Trương Hàng Anh tự sát, không quên chửi bới Thư Bạch và Tử Hà âm mưu làm phản.
Tử Hà & Tử Tần quay lại nhà Hàng Anh báo tin, cũng là để điều tra Tích Thúy. Bức tranh của Tiên Hoàng vì thế lại được khơi lại, còn Tích Thúy đã nói rõ: Trương Hàng Anh có trao đổi với một vị công công (chính là tay sai của Vương Tông Thực) và được lệnh giết Tử Hà. Vì vẫn nợ Tử Hà một mạng nên Tích Thúy tìm cách báo tin cho họ nhưng không thành.
Sau đó, ngay lập tức Vương Tông Thực triệu Tử Hà đến gặp, lật một số quân bài và cho Tử Hà xem một vở kịch. Vở kịch ấy chính là cái chết của Trương Ích Vĩ – cha của Trương Hàng Anh. Ông lão một mực kêu oan cho con trai, nói rằng con lão vì ngăn cản âm mưu tạo phản của Quỳ Vương nên chết thảm. Dư luận lại dấy lên nghi ngờ về Quỳ Vương, càng cho rằng Quỳ Vương bị Bàng Huân nhập, đã đánh mất tính người.
Phải nói các nhân vật trong Trâm này đều mang đậm phong cách PR & lèo lái dư luận qua các tin đồn ý :)) Cái gì cũng tung tin đồn, cũng vì sợ lòng dân bla bla.
Cũng đúng, ở cái thời con người còn mông muội thì việc dắt mũi dân đen đâu có gì khó :))
Suy nghĩ mãi về chi tiết 2 cha con họ Trương bỗng nhiên đổi tính nết, Tử Hà bèn rủ Tử Tần đi khám nghiệm tử thi. Quả nhiên, trong thực quản của hai cha con họ đều có một con A Già Thập Niết nhỏ xíu. Cô chỉ nhắn Vương Tông Thực là ông ta đã có thứ mình muốn.
Hôm sau, Vương Tông Thực tới, nhận ra đôi cá đã nở trứng thì vui mừng ra mặt. Lại nói trước đó, khi Tử Hà đến căn nhà này ở, Vương thái giám đã tặng cô đôi cá A Già Thập Niết và dặn loài này có đẻ trứng nhưng trứng rất khó ấp. Khi nào cá đẻ con thì gọi ta tới.
Tử Hà điềm nhiên lấy tay hớt cá cho họ Vương rồi cầm luôn miếng bánh ăn (mà không rửa tay), sau đó mới lừa được Vương Tông Thực nói ra phương thuốc giải nếu lỡ ăn phải trứng A Già Thập Niết.
Thì ra Tử Hà đã đoán được rằng Vương Tông Thực đã cho cả Tiên Đế, cha con họ Trương và có lẽ là vài người khác nữa ăn trứng của A Già Thập Niết. Loài cá này nếu ký sinh trong người thì sẽ tự nở được và không bị chết. Tử Hà chế ra trứng cá từ bụi phấn và giả đò là ăn phải trứng vì biết Vương Tông Thực chắc chắn sẽ cứu mình nên sẽ tiết lộ phương thuốc. Quả nhiên là lừa đảo thành công và biết được ẩn tình.
Đọc đến đây sẽ thấy họ Vương không còn dã tâm lấn át triều chính nữa. Nhiều năm trước thì đúng là vậy, sau khi Quỳ Vương nổi dậy, hắn đã yên an với vị thế quyền lực của mình và thực sự chỉ muốn bảo vệ nhà họ Vương. Giờ đây, đứng trước cảnh triều cương nhiễu loạn thì ra tay khắc chế chứ dù có dã tâm hiện rõ cũng vẫn thực lòng yêu quý & mến mộ Hoàng Tử Hà.
Những manh mối dần được ghép lại, chỉ còn 2 mảng nghi vấn lớn: 1 là lá bùa cùng với chiếc hộp cửu cung và 2 là bức tranh của Tiên Đế.
Hoàng Tử Hà sau cái chết của Trương Hàng Anh đã không còn nghi ngờ vì về việc cài cắm người bên cạnh Quỳ Vương, đã suy luận về Cảnh Dục và tìm đến tiệm gỗ họ Lương. Tại đây, qua những lời kể về Hoắc Sư phụ & miếng sáp ong, nàng đã đoán ra tất cả.
Bức tranh của Tiên Đế cũng đã có cách tách mực, chỉ có điều tách xong thì bức họa cũng bị hủy đi mất.
Trở lại việc rước cốt Phật, trước ngày đại lễ, Hoàng Thượng thấy mình khó qua khỏi đã hạ lệnh giết Quỳ Vương nhưng Vương Tông Thực can ngăn lại, bảo rằng nên có cớ rồi hãy giết đi. Vương Uẩn vì mưu đồ này nên không thể về Thục cùng Tử Hà, không kiềm chế được đã tới gặp cô. Tử Hà nhanh chóng đoán ra biến cố rồi chạy tới gặp Thư Bạch. Tại phủ Quỳ, hai người đã tỏ tình lộ ý, quyết tâm cùng nhau vượt qua sóng gió này. Bí mật về lá bùa cũng được Tử Hà giải đáp gọn ghẽ. Chỉ cần có hai chiếc hộp & hai lá bùa là mọi sự đã rõ ràng. Còn việc làm sao nhớ được mã 80 chữ trong hộp cửu cung thì là nhờ sáp ong, đại khái Hoắc sư phụ đã sao chép mã chữ của Thư Bạch ngay khi vương gia đặt chữ & đóng chữ nên đã làm một chiếc y hệt cho Cảnh Dục. Lá bùa được dùng khoanh tròn đóng vào, chữ cũng được dập lại nên hai lá bùa y hệt nhau, khi nào cần Đỏ lên thì Cảnh Dục sẽ tô đỏ lá bùa của mình rồi đánh tráo với cái của Vương gia.
Sáng hôm sau, trong đại điện, cốt Phật khi được trao tới tay Quỳ Vương thì đột nhiên bàn tay vương nhuốm máu loang lổ. Bọn ngu thần mê tín lại được dịp giả thần giả quỷ. Hoàng Tử Hà thoáng nhìn đã nhận ra bột nghệ được bôi vào cốt Phật khi lẫn với nước cam lộ Thư Bạch vẩy ra theo nghi lễ (thực chất đó là Kiềm) thì loang lổ vế màu đỏ chứ không phải máu.
Sau cùng, những bí mật của hoàng gia lại chỉ còn vài người được phép nghe tới. Tử Hà lại chậm rãi giải thích, đưa ra những chứng cớ làm sáng tỏ vụ án.
Bức trang Tiên Đế để lại chính là di chiếu nhường ngôi cho Quỳ vương nhưng Vương Tông Thực đã đổi trắng thay đen, đưa Vận vương lên ngôi chỉ vì Vận vương kết duyên với con gái nhà họ Vương.
Căn cơ cái chết của Ngạc vương, những lần hành thích Quỳ vương thực chất đều do Hoàng Thượng có chỉ xuống. Dải đồng tâm, thanh Đoản kiếm và chiếc vòng được gửi đến cùng thâm ý vu hại Trần phi thông gian cùng Quỳ vương, kết hợp với trứng cá A Già Thập Niết đã khiến Ngạc vương phát tiết những dã tâm của mình.
Còn gì nữa nhỉ, vai trò của Vương Tông Thực vốn chẳng phải tranh quyền đoạt lợi, y từ đầu chí cuối chỉ muốn giúp nhà họ Vương? Ngay lúc cuối còn thức thời mà không cho trứng A Già Thập Niết vào chén của Quỳ Vương, đủ thấy hắn đã tiên liệu trước việc Quỳ Vương cài cắm quân Thần Uy Thần Vũ nhằm tự bảo vệ bản thân & làm phản khi cần. Mình chỉ có théc méc, là với những đội quân hùng mạnh trong tay, thậm chí có thể điều khiển cả loạn quân ở biên ải mà Thư Bạch vẫn nhắm mắt uống chén rượu có trứng cá? Quả thực cũng là quá tự tin vào bản thân mà như vậy, may sao kết quả cũng viên mãn.
Kết lại, Hoàng thượng bệnh chết, Vương hậu hóa điên (vì uống chén rượu trứng cá), Thái tử con đẻ của hoàng hâu quá cố Nghiễm nhi lên nối ngôi lại sủng ái giao quyền cho một hoạn quan khác, Vương Uẩn tòng quân đi đánh Sa Đà, Vương Tông Thực lui về ở ẩn, Chu Tử Tần lấy Nhị cô nương bán thịt dê, còn Lý Thư Bạch & Hoàng Tử Hà tất nhiên là mười ngón tay đan vào nhau không rời, cùng nhau đi khắp các vùng đất mới để xem chuyện hay..
Đoạn phiên ngoại cho thấy 7,8 năm sau Thư Bạch & Tử Hà đã có một nhóc con lanh lợi tên là Lý Huyền Trạm. Đứa bé thông minh như cha mẹ nó và có cái tính lạnh lùng tự cao của cha từ bé =)) Đọc đến đoạn nó “khnh bỉ” hai đứa trẻ hay khóc nhè của nhà họ Chu & họ Vương mà phì cười =))
Mình cũng đã GG, Lý Huyền Trạm là cái tên chưa có trong lịch sử =))
Vụ án cuối cùng do Hoàng Tử Hà phá trong 1 nốt nhạc cũng thực sự Nhàm :)) Mọi người cứ đọc đi rồi biết nhé :)) Đâu cần thiết phải lại có án mạng everywhere thế :v Tử Hà sắp thành Conan với Mori rồi :v
Sau 4 tập sách đến cả 1500 trang, đọc cũng có thể coi là giải trí, cũng có thể coi là tiếp tục mơ mộng về những soái ca anh minh thần võ, uy lực dũng mãnh nhưng tình cảm dạt dào , si mê điên loạn :)) Tuy thế, đọc xong phải ngẫm lại mình, vì sao mình chưa bao giờ gặp mặt những soái ca như vậy hay vương chân vào những mối tình éo le tay ba tay bốn mà option nào cũng căng đét như vậy. Chắc chỉ bởi vì mình cũng đâu có thông minh xuất chúng, nổi danh thiên hạ và xinh đẹp thanh thoát =))
Bộ này nói chung là đọc được & trên mức trung bình 2 chút, tạm đánh giá thang 7/10 vì nó cũng không thực sự tuyệt vời hay xuất sắc vì còn nhiều chỗ lê thê. 560 trang sách của tập 4 thực sự quá dài cho những tình tiết được viết ra, đa phần đều là tả cảnh sắc tươi đẹp thì cũng hơi nhàm vì cảnh có mỗi thế, tả đi tả lại :))
Tuyến nhân vật chưa đa dạng lắm, loanh quanh cũng chỉ mấy mối quan hệ cũ diễn lại, không có nhân vật mới đột phá.
Tuy vậy, một cô gái trẻ, viết được như vậy, vẽ nên một cung đình tranh đoạt tàn sát như vậy cũng đáng nể lắm, ít nhất nể là vì mình chưa viết được thế :v
Dù gì, Hoàng Tử Hà vẫn là một nhân vật đẹp & tài hoa, Thư Bạch vãn là một hình mẫu lý tưởng và Vương Uẩn thực vẫn là quân tử suýt nhất ngôn, Chu Tử Tần vẫn là một người bạn đáng yêu và trung thành :))
Dù gì thì quyền lợi & tranh đoạt cũng luôn là vòng xoáy cuốn con người ta vào đó, chẳng dứt ra nổi. Mình cũng không muốn bàn đến diễn biến tâm lý của Hoàng Đế khi rắp tâm hại các em mình, chỉ thấy Hoàng đế rảnh vđ, set up âm mưu cũng kín kẽ đến vậy, còn bày đặt quân tử “không muốn giết hoàng đệ” nhưng lại muốn “đứa con ông ấy (Tiên Hoàng) yêu thương nhất mực phải cả đời quỳ gối dưới chân ta”. Cũng cần khâm phục Lý Thư Bạch đã tính xa, đi trước một bước – dù đó chắc là kỹ năng rất cần thiết khi sống trong cung đình.
Dù gì thì ước vọng lớn nhất đời người đều chỉ là hạnh phúc và bình an. Nắm tay người mình yêu đi khắp nhân gian xem trò vui thực ra là điều đáng mãn nguyện nhất – tất nhiên nếu phu quân là vương gia, đi đâu cũng có lệnh bài quyền lực :v
Ô gì thì đây cũng là lần cuối cùng mình review truyện của Tàu. Mình không muốn cái văn hóa này, những Trường An mê đắm hào hoa ấy, những ngôn từ diễm lệ đẹp đẽ có tý tính chất ngôn lù lại ngấm sâu vào mình rồi từ mình phát tác đi những nơi khác, cho những người khác :)) Dần dà mình lại tiếp tay đi tuyên truyền văn hóa tàu khựa, góp phần đồng hóa dân mình với văn hóa tung của mất.
Nhận xét của một số độc giả về truyện: Trâm 4 – Chim Liền Cánh
[Nguyễn Hồng Nhung] – Nội dung hấp dẫn , thích tích cách nhân vật Hoàng Tử Hà rất mạnh mẽ luôn tiến lên phía trước để giành phần thắng đem lại sự trong sạch cho cả gia đình và bản thân cô ấy . Một cười đời đầy lận đận , chong goi , nhưng vẫn không nản chí [Huyễn Trang] – Đợi mòn mỏi 4 tập bí ẩn xung quanh Quỳ Vương mới được giải thích rõ, đọc mà hồi hộp tới thót tim cho tới dòng cuối cùng. Kết thúc quá viên mãn luôn, mừng cho Tử Hà và Thư Bạch. Giống tựa đề đã nói: như chim liền cánh như cây liền cành, họ về với nhau, quấn quít và hạnh phúc, yên bình suốt quãng đời còn lại. [Le Anh Jemain] – Truyện rất hay. Tình tiết logic, thông minh, lôi cuốn, bất ngờ. Dẫn truyện từ xa đến gần, cài đặt đan xen phức tạp, chi tiết mà phù hợp. Những đoạn tả cảnh, tả người, tả tình đều đơn giản, nhẹ nhàng mà tinh tế nên gợi cảm xúc rất tốt. Trước giờ chỉ mình chỉ mới đọc được bộ Đức Phật và Nàng với bộ này là xuất sắc như thế. [Ye Hoa] – Truyện rất hay, đọc hết 4 quyển không bỏ được quyển nào. Không phải tình yêu nồng nhiệt nhưng rất ngọt rất ấm áp từ những điều nhỏ nhất. Điều tra phá án cũng rất hay, xây dựng tình tiết mới lạ lôi cuốn. Rất đáng đọc [Phan Uyên] – Rất hiếm khi tôi cảm thấy hứng thú với một tác phẩm trinh thám được viết bởi tác giả TQ như bộ Trâm này. Tôi đã mua đủ bộ và đọc ngấu nghiến hết 4 tập trong 3 ngày. Lối dẫn truyện hay, không quá nhanh để độc giả có thể theo kịp, không quá chậm để tránh nhàm chán. Cách miêu tả và chuyển biến tâm lý nhân vật cũng rất tốt. Tôi thích một Hoàng Tử Hà mạnh mẽ, cơ trí nhưng vẫn không thiếu những cảm xúc dễ thương của một cô gái nhỏ khi được yêu thương. Các vụ án từ nhỏ đến lớn đều được sắp xếp ổn thỏa, gây tâm lý hài lòng cho người đọc. Một tác phẩm giao thoa giữa trinh thám và ngôn tình.Giấy in chất lượng tốt, Bìa in sắc nét, bố cục đẹp và màu sắc hài hòa! [Sinh Ra Từ Bão] – Đây là tập cuối của bộ Trâm, cá nhân mình thấy nếu tập 2 là tập đem đến nhiều xúc cảm nhất thì tập 4 lại là tập kết đầy trọn vẹn. Những bức màn bí ẩn dần dần được hé lộ tại những thời điểm khác nhau nhưng chỉ đến khúc cuối cùng mới hoàn toàn được mở. Tình cảm của Tử Hà và Thư Bạch nhẹ nhàng nhưng luôn làm người đọc cảm nhận được sự sâu đậm của nó, không cần oanh liệt không cần quá nhiều màu sắc đôi khi chỉ là tin tưởng và sát cánh mà thôi.
Trâm thực sự là bộ tiểu thuyết trinh thám cổ đại đáng đọc, chỉ tiêc ngoại truyện quá ít muốn thấy nhiều hơn nữa những tháng ngày hạnh phúc của gia đình Quỳ vương.
Tác giả truyện: Châu Văn Văn – Giọng đọc: Trầm
Nguồn audio: kho truyện hay channel
Sách audio .net