Vượt Côn Đảo – Phùng Quán


Nhà văn Vũ Tú Nam trong bài Nhớ Phùng Quán, thay lời giới  thiệu  tập  hồi  ký Tôi  đã trở  thành nhà  văn  như  thế  nàocủa Phùng Quán, đã viết: “Nhớ đến Phùng Quán, là nhớ đến bản thảo Vượt Côn Đảo đã  gây ấn tượng tốt cho  tôi, nhớ đến người bạn trẻ hai mươi tuổi…”.

Vượt Côn Đảo là  tác  phẩm  đầu  tay  của  nhà  văn  Phùng Quán,  đánh dấu bước ngoặt trong cuộc  đời  cầm bút của ông, xuất bản lần đầu năm 1954  và  đã được nhiều người đọc hoan nghênh, đón nhận.  Ngay sau đó Vượt Côn Đảo đã nhận giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam (1954-1955).

Sau hơn nửa thế kỷ, kể từ lần in đầu tiên đến nay, sách đã được tái  bản nhiều lần và vẫn được bạn đọc  nhiều thế hệ tìm đọc. Năm 2007, cùng với hai tác phẩm Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo và Tuổi thơ dữ dội, Vượt Côn Đảo đã được trao giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Người lính  trẻ hai  mươi  tuổi-  Phùng  Quán  lúc  đó,  khi bắt  tay  vào  viết Vượt Côn  Đảo chưa  một  lần  đặt  chân  đến chốn  “địa  ngục  trần  gian”  ấy.  Sau  Hiệp  định  Genève  1954, đất nước tạm chia làm hai miền chờ ngày thống nhất. Được có  mặt  trong  cuộc  trao  đổi  tù  binh  ở  Sầm  Sơn,  Phùng  Quán gặp gỡ những người tù cách mạng trở về từ Côn Đảo. Chính những  câu  chuyện  của  họ  về  những  con  người  bất  khuất  và ý chí quật cường với hai lần vượt ngục thất bại là nguồn cảm hứng  để  Phùng  Quán  viết  nên  bản  anh  hùng  ca Vượt  Côn Đảo. Ý chí sắt đá, lòng quả cảm và nghị lực của những chiến sĩ  cách  mạng  qua  ngòi  bút  tài  hoa,  bi  tráng  của  Phùng  Quán đã  tái  hiện  lại  bức  tranh  ác  liệt  của  cuộc  sống  tù  nhân  bị đọa  đày  dưới  sự  cai  trị  của  thực  dân  Pháp,  đồng  thời  khắc họa  chân  dung  những  con  người  bình  thường  mà  lớn  lao, dù thân trong ngục tối nhưng tâm trí vẫn sáng ngời lý tưởng cách mạng.

Đọc Vượt  Côn  Đảo,  thế  hệ  trẻ  hôm  nay  không  chỉ  yêu mến, trân trọng hơn những con người phi thường đã hy sinh tuổi xuân và xương máu cho hòa bình của đất nước mà còn được  tiếp  thêm  nghị  lực  vượt  qua  bản  thân,  vượt  qua  hoàn cảnh,  kiên  định  với  mục  tiêu  để  đi  đến  thắng  lợi  và  thành công,  như  lời  nhắn  gởi  của  Phùng  Quán:  “Người  chiến  sĩ  khi đã  quyết  định  dấn  thân  thì  phải  dấn  thân  đến  cùng,  không quay  đầu  lại,  không  rẽ  ngang  rẽ  tắt,  không  được  thối  lui, không được bỏ cuộc. Không có sự hèn hạ nào đáng ghê tởm hơn sự hèn hạ bỏ cuộc”

Sách audio .net